5 LÝ DO NÊN SỬ DỤNG BỘ ĐÀM TRONG CÁC SỰ KIỆN 5 LÝ DO NÊN SỬ DỤNG BỘ ĐÀM TRONG CÁC SỰ KIỆN Trong bất kỳ sự kiện nào, từ hội nghị, triển lãm đến lễ hội ngoài trời, việc liên lạc thông suốt và hiệu quả là yếu tố quyết định sự thành công. ...
CÁC ẤN PHẨM SỰ KIỆN ĐƯỢC DÙNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY CÁC ẤN PHẨM SỰ KIỆN ĐƯỢC DÙNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY Trong bối cảnh tổ chức sự kiện ngày càng phát triển và chuyên nghiệp, các ấn phẩm sự kiện đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp, xây ...
GIẢI ĐÁP VỀ KHU VỰC FOH TRONG CÁC CONCERT VÀ SỰ KIỆN ÂM NHẠC GIẢI ĐÁP VỀ KHU VỰC FOH TRONG CÁC CONCERT VÀ SỰ KIỆN ÂM NHẠC Đối với khán giả thường xuyên tham gia các sự kiện âm nhạc, thuật ngữ FOH không còn xa lạ. Trên sơ đồ và layout chỗ ngồi sự kiện, FOH thường được ...
QUY TRÌNH XIN GIẤY PHÉP TỔ CHỨC SỰ KIỆN QUY TRÌNH XIN GIẤY PHÉP TỔ CHỨC SỰ KIỆN Trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, giấy phép là yếu tố quan trọng đảm bảo sự kiện diễn ra đúng quy định pháp luật và an toàn. Quy trình xin giấy phép không ...
VÉN MÀN SỰ THẬT NGÀNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN VÉN MÀN SỰ THẬT NGÀNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN Ngành tổ chức sự kiện từ lâu đã gây ấn tượng với vẻ ngoài hào nhoáng, sang trọng, nơi các sự kiện lớn diễn ra trước mắt khán giả. Tuy nhiên, đằng ...

Giới Thiệu Về Hệ Thống Âm thanh Cơ Bản

Một hệ thống âm thanh hoàn chỉnh và hiện đại hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu bao gồm các thiết bị chính sau - và các thiết bị này cũng được kết  nối lần lượt theo từng mục như thứ tự kể ở đây .

1. Bộ phát tín hiệu âm thanh:

Cụ thể là đầu VCD, đầu CD, MD, Microphone hoặc các thiết bị ngoại vi mà có đường sound line out.

2. Bộ trộn tín hiệu âm thanh:

Còn gọi là bàn mixer. Đó là một cái bàn điều khiển âm thanh, có rất nhiều các nút vặn, các fader (đọc nôm na tiếng việt là phết đờ - cần gạt thay đổi trở kháng để tạo sự to-nhỏ lớn-nhỏ... trong các thiết bị âm thanh ánh sáng), các giắc cắm. Nhưng để ý sẽ thấy theo chiều dọc của bàn (đứng trước cái bàn mixer) thì cứ mỗi cái fader đó tương ứng đều có các nút dọc theo nó. Đó chính là các nút tinh chỉnh về EQ (Equalizer - điều chỉnh tần số âm thanh), nút Balance, nút AUX, nút FB, nút... nhiều tên lắm - vì tùy từng loại bàn và từng hãng sản xuất. Và mỗi cái fader đều có các nút tương ứng thế. Ngoài ra còn có fader tổng của âm thanh, fader nhóm của âm thanh...

3. Bộ điều chỉnh tần số âm thanh (Equalizer):


Sau khi tín hiệu âm thanh cho qua bàn mixer thì sẽ được đưa xuống dưới bộ điều chỉnh tần số âm thanh này. Bộ này có tác dụng chính là cắt những tần số dư thừa, nhiễu hoặc không thích dùng....

 

4. Bộ phân tần âm thanh ra loa (Crosserver):


Nhờ thiết bị này, mà chúng ta có thể phân chia dễ dàng các âm thanh nào cho ra loại loa nào (Nếu loa bạn là loa Full và có sẵn phân tần trong loa rồi thì đừng nên dùng thiết bị này nhé - vì dễ nướng loa lắm đó ). Dải tần của âm thanh gồm có phần Hight - Hight Med - Low Med - Low và Subwoofer. Tùy thuộc vào loại loa bạn dùng mà cắm giắc cho chia cho đúng nhé .
Mời xem qua sơ đồ sau:

5. Bộ nén âm thanh (Compresser):

Bộ nén Compressor có nhiều loại

Có tác dụng kìm chế tần số âm thanh, vừa bảo vệ loa, vừa tạo cảm giác dễ chịu cho người nghe (vì âm thanh phát ra gần như đều khi mà có những tần số âm thanh quá mạnh phát ra).

6. Bộ kích hoạt âm tần (Amplifier):

Đây là giai đoạn chót để cho âm thanh chúng ta có thể đập vào tai chúng ta được, đó là phải kích thích cho tần số âm thanh đủ các điều kiện cơ bản để phát ra loa tương thích. Cần nhớ là amli và loại loa sử dụng phải phù hợp với nhau về tần số phát và tần số nhận. Đồng thời, khoảng cách giữa ampli và loa cần phải là ngắn nhất, vì nếu để xa nhau quá thì không có lợi cho âm thanh phát ra.

Một hệ thống âm thanh, từ đơn giản đến hiện đại ; từ sử dụng gia đình đến âm thanh biểu diễn chuyên nghiệp -  rất đa dạng về chủng loại, về chức năng sử dụng và hoàn toàn có thể đáp ứng mọi nhu cầu thưởng thức khác nhau.

TRẦN GIA mong muốn bạn đã có được hình dung đầy đủ về một hệ thống âm thanh và quá trình liên kết để có được âm thanh chuẩn phát ra loa là như thế nào.